- Quan trọng nhất là theo mục đích làm việc
Nếu mục đính chính của bạn là đi để kiếm tiền, thì bạn nên chọn tất cả các ngành nghề phù hợp với các điều kiện của bản thân mà bạn có thể làm. Như vậy bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội xuất cảnh hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí của bản thân.
Còn nếu bạn muốn sang Nhật để rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề: hàn, phay, tiện, bào, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị máy móc, dệt may, hoặc các ngành nghề đơn giản hơn như nông nghiệp và xây dựng thì có thể lựa chọn một nhành nghề phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của bản thân.
Nên chú ý đến số lượng, tiêu chí và thời gian tuyển dụng vì nếu quá kén chọn bạn sẽ để lỡ mất cơ hội của chính bản thân.
- Lựa chọn ngành phù hợp với giới tính
Đây là hướng chọn ngành nghề cơ bản nhất khi tham gia XKLĐ Nhật Bản, tuy nhiên có không ít nhầm lẫn từ phía người lao động. Ví dụ như:
- Kiểm tra, lắp ráp, xử lý linh kiện điện tử, hay nói chung là điện tử chủ yếu dành cho nam giới? Điều này là sai, vì những đơn tuyển dụng điện tử hầu hết dành cho nữ, chiếm đến hơn 90%.
- Dệt may có dành cho nam giới? Rất nhiều lao động nam đã từng đi Nga hoặc Malaysia theo nghề may quan tâm tới vấn đề này, nhưng với những đơn tuyển chọn may Nhật Bản phần lớn dành cho lao động nữ. Tuy nhiên đơn hàng dệt may tại Nhật Bản dành cho nam không phải là không có, nhưng rất ít.
- Nông nghiệp/ Chăn nuôi ít dành cho nam? Điều này không phải, tỷ lệ tuyển lựa lao động nam, nữ trong ngành nông nghiệp là tương đương nhau.
- Lựa chọn ngành nghề theo độ tuổi
Tùy vào những độ tuổi khác nhau, người lao động lựa chọn những đơn hàng khác nhau để phù hợp với bản thân.
Độ tuổi được coi là phù hợp nhất để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là: Nam 20-28 tuổi, Nữ 19-30 tuổi (biên độ của nữ dài hơn do số lượng nữ tham gia thường ít hơn nam trong khi chỉ tiêu tuyển chọn lại rất nhiều ). Cụ thể các đơn hàng thường yêu cầu:
- Xây dựng: thường tuyển lao động Nam từ 18-35, có một số đơn lấy đến độ tuổi 36 (tuổi cao có nhiều lợi thế hơn vì kỹ năng làm việc đã có).
- Nông nghiệp: Nam /Nữ tuổi từ 19-30.
- May: Nữ tuổi từ 18-35, nhiều đơn lấy đến 36 tuổi (thường ưu tiên những lao động có tay nghề, kinh nghiệm từ 2 năm trở lên).
- Điện tử: Nữ lấy tuổi khá trẻ từ 19-30 (cần sự cẩn thận, nhanh nhẹn, tỉ mỉ).
- Cơ khí: Có biên độ rộng khá rộng, tùy thuộc vào từng xí nghiệp, từng công việc khác nhau (tuổi từ 18-33).
- Thực phẩm: Nam/nữ độ tuổi từ 19-30 ( cần sự nhanh nhẹn, gọn gàng, khéo léo, sạch sẽ…).
- Chọn theo ngoại hình
Đây là yếu tố rất quan trọng, giúp bạn ghi điểm đối với các nhà tuyển dụng Nhật Bản ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên. Tuy nhiên đây không phải là tất cả. Ví dụ những yêu cầu ngoại hình của một số ngành nghề cụ thể mà bạn có thể tham khảo:
- Cơ khí: Không quá quan trọng ngoại hình. Với các công việc như: hàn, tiện, phay, bào … quan trọng nhất là tay nghề và kinh nghiệm làm việc; Dập, đúc, uốn... cần những người to khỏe.
- Nông nghiệp, thực phẩm: Thông thường yêu cầu chiều cao, cân nặng 165/50 (đối với nam) và 152/45 (đối với nữ).
- Xây dựng: Không đòi hỏi hỏi chiều cao, chỉ cần khoẻ mạnh, nhanh nhẹn,…
- Dệt may: Không quá chú trọng về ngoại hình, chỉ cần có tay nghề và kinh nghiệm làm việc.
- Chọn theo kinh nghiệm làm việc của bản thân
Có đến hơn một nửa các ngành nghề tại Nhật Bản là không quá coi trọng tay nghề làm việc của lao động. Nhưng đối với một số ngành như: hàn, tiện, dệt may, xây,…
thì kinh nghiệm là yếu tố không thể thiếu. Những ngành này thường thi tuyển tay nghề nhưng chủ yếu vẫn là để phía xí nghiệp Nhật Bản xem xét tác phong, ý thức làm việc của lao động.
- Chọn theo bằng cấp và trình độ học vấn
Đa số các các đơn hàng của Nhật Bản đều yêu cầu lao động tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường XKLĐ Nhật Bản đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các lao động tốt nghiệp cấp 2, thậm chí có đơn hàng còn không yêu cầu trình độ.
Bên cạnh đó, hiện nay có khá nhiều đơn hàng kỹ sư yêu cầu bằng trung cấp, cao đẳng, đại học như: đọc bản vẽ, thiết kế, sử dụng các phần mềm,…theo đúng các chuyên ngành các bạn đã học, với mức thu nhập đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 lên đến 200.000 Yên/tháng.
Riêng đối với các bạn tốt nghiệp từ trung cấp trở lên, nếu không đúng chuyên ngành thì vẫn có được lợi thế khi phỏng vấn trực tiếp với doanh nghiệp phía Nhật Bản, vì họ nghĩ rằng những lao động này sẽ dễ dàng tiếp thu công việc nhanh hơn.
Tóm lại, tất cả các ứng viên khi tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản đều phải đánh giá đúng bản thân, điểm mạnh điểm yếu, sở thích,..từ đó lựa chọn ra ngành nghề phù hợp nhất với bản thân. Như vậy bạn sẽ có được cơ hội sang Nhật Bản cao hơn và nhanh hơn.