Nhật Bản những ngày này đang diễn ra 1 trong những kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm – lê Obon. Đây là kỳ lễ rất đặc biệt của người Nhật với những nét văn hóa độc đáo mà có thể bạn chưa biết.
- Kỳ lễ Obon là gì?
Nhật Bản không giống như Việt Nam có ngày lễ Vu Lan báo hiếu, nhưng họ lại có một ngày lễ tương tự, đó là Obon. Obon được tổ chức như một lễ hội nhắm tưởng nhớ những người đã khuất. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15/8 Dương lịch. Lễ Obon sẽ được tổ chức trong 3 ngày, với truyền thống hỏa thiêu lễ vật vào đêm cuối cùng. Vào dịp lễ này người Nhật thường thả những chiếc đèn lồng trên sông như đưa đường dẫn lối cho linh hồn ông bà, tổ tiên đã mất đi về.
Kỳ nghỉ lễ Obon 2019 sẽ diễn ra trong 9 ngày.Thông thường ngày lễ Obon sẽ diễn ra 4 ngày từ 13/8 (hay còn được gọi là ngày đón các linh hồn), kéo dài đến ngày 16/8 (ngày tiễn đưa các linh hồn). Năm nay 2019, có 2 ngày thứ 7 – chủ nhật rơi vào kỳ nghỉ lễ, ngày 11/8 lại trùng với ngày của núi (vào chủ nhật) nên sẽ được nghỉ bù vào thứ 2. Chính vì thế kỳ Obon 2019 sẽ kéo dài tới tận 9 ngày.
2. Lễ hội Obon có nguồn gốc từ đâu?
Lễ hội Obon là viết tắt của Ullambana. Lễ hội còn được coi là ngày của người chết, thời gian diễn ra vào khoảng thời gian tháng 08/2019 dương lịch, với niềm tin rằng lễ hội này sẽ là một sự giải thoát cho những người đã khuất.
Đây cũng là dịp để đoàn tụ gia đình, những người xa xứ về thăm quê hương, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên.
3. Thời gian diễn ra lễ hội Obon
Đã xuất hiện và duy trì 500 năm, gắn nhiều với những hoạt động truyền thống. Thường diễn ra 3 đến 4 ngày vào tháng 08/2019 dương lịch. Ở các vùng miền trên khắp nước Nhật đều diễn ra với nét đặc trưng riêng. Với một số lễ hội chính như:
Hatchigatsu Bon: Diễn ra vào ngày 15 tháng 08/2019 dương lịch. Được tổ chức tại cố đô Kyoto. Đây là lễ hội Obon lớn nhất và cũng phổ biến nhất.
Shichigatsu Bon: Diễn ra vào ngày 15 tháng 08/2019 dương lịch. Được tổ chức ở các vùng như Tokyo, Tohoku và Yokohama.
Kyu Bon: Diễn ra vào ngày 15 tháng 08/2019 âm lịch. Được tổ chức ở các vùng phía Bắc Kanto, Shikoku, Chugoku và các đảo ở phía Tây Nam.
4. Người Nhật làm gì vào lễ hội Obon?
Việc đầu tiên mà người Nhật làm trong dịp lễ này sẽ là những nghi thức bày tỏ sự biết ơn tới đấng sinh thành. Họ sẽ trở về nhà bên cạnh cha mẹ của mình. Nếu cha mẹ tổ tiên đã mất thì họ sẽ tới thăm và dọn dẹp các phần mộ của người thân.
Ngoài việc họp mặt quay về với gia đình, đây cũng là dịp tổ chức các trò vui chơi giải trí nữa. Nét truyền thống tiêu biểu trong lễ hội là vũ điệu Obon, một vũ điệu để tưởng nhớ và cầu nguyện cho các vong hồn người đã khuất. Đây là hoạt động không thể thiếu và nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Nhật Bản.
Vào ngày lễ này, người dân Nhật Bản đều xuống đường và tiến hành tổ chức lễ hội. Tất cả mọi người đều sẽ nắm tay nhau và nhảy múa thành hình vòng tròn bởi họ tin rằng các linh hồn cũng sẽ cầm tay và nhảy cùng họ. Ở một số địa phương khác tại Nhật, người dân còn đeo thêm những chiếc mặt nạ có hình thù kì quái để nhấn mạnh ý nghĩa này.
5. Các hoạt động chính trong Lễ hội Obon Nhật Bản
Hoạt động trong nhà
Đây là một dịp lễ lớn để con cháu tưởng nhớ đến những người đã khuất của Nhật Bản, cũng là dịp để các vong hồn người đã khuất được về thăm người thân. Đồ lễ chính trong buổi lễ này là bánh khảo hình hoa sen, được làm từ bột gạo nhiều màu. Đi kèm là những giỏ hoa quả được trang trí cầu kì.
Đồ thờ cũng mang các ý nghĩa khác nhau và thay đổi theo từng ngày, cũng có sự thay đổi theo từng ngày:
Ngày 13 là Mukaedango (Bánh đón linh hồn)
Ngày 14 là Ohagi ( Bánh kỉ niệm linh hồn)
Ngày 15 là Soumen ( Bánh tiếp đón linh hồn)
Ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn).
Trình tự của Lễ hội Obon Nhật Bản diễn ra khá đặc biệt và cầu kì.
Ngày 13: Đây là ngày đầu tiên trong dịp lễ là lễ đón các linh hồn. Vào buổi chiều tối ngày 13 tất cả người dân Nhật sẽ thắp những ngọn đèn trên bàn thờ, sau đó sẽ tiến hành đốt các cuống gai đã được tước vỏ ở trong vườn và ngoài cổng. Hành động này mang ý nghĩa thắp “lửa đón” giúp các linh hồn dễ dàng tìm thấy đường về nhà.
Ngày 14,15: Đây chính là thời gian các linh hồn ở lại nhà. Cũng vào thời gian này, người Nhật sẽ đặt các đồ thờ cúng lên bàn thờ để tiếp đón các vong hồn.
Ngày 16: Đây là ngày cuối trong dịp lễ, cũng là lễ tiễn các linh hồn. Người Nhật sẽ tiếp tục đốt lửa như ngày 13 để tiễn các linh hồn đi.
Hoạt động ngoài trời
Trong dịp lễ này cũng có rất nhiều hoạt động ngoài trời cũng được tổ chức. Tiêu biểu như sự kiện dâng lửa để soi đường để cho các linh hồn tìm đường về nhà. Sự kiện này bắt đầu vào lúc 20h. Người Nhật sẽ đốt các ngọn lửa trên 5 ngọn núi quanh Kyoto, cháy trong vòng 1 giờ. Các ngọn lửa được xếp thành hình chữ Hán với bốn chữ: Đại, Diệu, Pháp, Thuyền.
Đến khi lửa cháy hết thì sự kiện múa bắt đầu. Tiếp đến là nghi thức thả thuyền giấy. Những chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước với ý nghĩa tiễn các vong hồn đi.
Lễ hội Obon Nhật Bản là một sự kiện vô cùng thiêng liêng. Cùng với rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nếu đến Nhật vào đúng dịp này thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa độc đáo này của Nhật Bản.
6. Mặc gì trong lễ hội Obon?
Vào ngày Obon, người dân Nhật Bản sẽ mặc Yukata - một dạng áo Kimono có chất liệu mỏng và mát, rất phù hợp với các hoạt động vui chơi giải trí.