Logo
  • icon-hotline
    Hotline 24/7

    097 4511 048

  • icon-hotline
    Email liên hệ

    info@tfvn.vn

THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN BỎ TRỐN SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
14/06/2023

Những năm gần đây, số lượng thực tập sinh Việt Nam sang Nhật lao động và làm việc ngày một tăng cao. Tuy nhiên, kèm với sự tăng trưởng đó là con số những lao động bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp cũng tăng nhanh chóng. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh & xã hội, tính đến tháng 6/2018, tỷ lệ thực tập sinh Việt Nam bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp khá cao, lớn nhất trong những nước phái cử người lao động sang Nhật.

Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu Việt Nam rà soát, chấn chỉnh vấn đề này để làm sao chương trình đưa Thực tập sinh đem lại hiệu quả tốt nhất.

Người lao động Việt Nam khi sang Nhật làm việc cần nắm rõ những quy định, luật lệ của nước sở tại để tránh các trường hợp phạm luật ở đây. Đặc biệt, phải nắm rõ, nếu có ý định bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp sẽ bị xử lý nghiêm minh theo các điều luật sau:

+ Thực tập sinh ở lại quá thời hạn ký trên hợp đồng – thường gọi là “lưu trú bất hợp pháp” - nếu bị phát hiện và bị bắt giữ buộc phải về nước thì lao động phải chịu tất cả mọi chi phí và bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản trong vòng 5 năm. Theo luật của Nhật Bản, nếu tu nghiệp sinh ở lại lưu trú bất hợp pháp có thể bị ghép vào khung hình phạt tù tới 3 năm hoặc phạt tiền lên tới 3 triệu yên. Trường hợp dùng giấy tờ giả hay vi phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự .

+ Trong trường hợp nếu người lao động ra đầu thú, tự giác ra trình diện mà không bị vi phạm pháp luật thì sẽ được cho về nước và chỉ bị cấm nhập cảnh trở lại Nhật Bản trong vòng 01 năm.

+ Nếu lao động vẫn còn thời hạn lưu trú (visa) mà bỏ trốn ra ngoài, không làm việc hay cư trú tại một nơi rõ ràng, và không vi phạm pháp luật thì nếu bị bắt được cho về bình thường, và phải giải quyết hoặc đàm phán giải quyết các vướng mắc liên quan tới xí nghiệp làm việc trước đó. Tư cách lưu trú còn lại cũng bị đóng dấu hết hiệu lực.

+ Trường hợp lao động còn thời hạn lưu trú, bỏ công ty tiếp nhận ra làm việc ở công ty khác có nhận lương, bị coi là “hoạt động ngoài tư cách” thì sẽ bị cưỡng bức về nước và xử phạt hình sự. Nếu làm việc quá thời hạn lưu trú sẽ bị xử lý giống như trường hợp “lưu trú bất hợp pháp”.

– Về hình thức xử lý phía Việt Nam: Chắc chắn lao động bỏ trốn sẽ bị thông báo đến chính quyền địa phương và mời gia đình lên làm việc, yêu cầu liên lạc với con em để về nước. Tùy địa phương có thể lao động sẽ không được làm các thủ tục xác nhận của địa phương nếu muốn đi lao động tại các nước khác. Tu nghiệp sinh Nhật Bản sẽ bị phạt toàn bộ số tiền phí xuất cảnh và khoản tiền ký quỹ chống trốn đã nộp cho công ty phái cử, cũng như không nhận được các loại tiền trợ cấp, không nhận được tiền hoàn thuế và bảo hiểm từ phía Nhật Bản.

Các địa phương có nhiều lao động bỏ trốn thì các lao động có hộ khẩu tại đây có thể bị cấm không cho làm thủ tục xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.

– Ngoài ra, lao động bỏ trốn không chỉ đối mặt với các cơ quan pháp luật như trên, mà cuộc sống của các bạn khi làm việc ngoài vòng pháp luật cũng sẽ phải đương đầu với rất nhiều rủi ro: điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, trốn chui lủi sợ bị bắt, ốm đau tai nạn không có bảo hiểm, có thể bị lừa đảo môi giới việc, nhà ở ký túc…Liệu thu nhập bên ngoài của các bạn có xứng đáng để bù lại hay không?

Trên đây là những điều lệ xử lý với người lao động bỏ trốn khi làm việc tại Nhật. Người lao động cần suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng để tránh mắc phải hành động dại dột này, bởi hậu quả của nó là rất nghiêm trọng, bạn không chỉ vi phạm pháp luật của nước khác, gây ảnh hưởng đến cá nhân bạn mà còn liên lụy đến cả gia đình, quê hương, đất nước mình.

Tags
Hình ảnh hoạt động
Hinh anh 30
Hinh anh 29
Hinh anh 28
Hinh anh 27
Hinh anh 26
Hinh anh 25
Hinh anh 24
Hinh anh 23
Hinh anh 22
Hinh anh 20
Hinh anh 19
Hinh anh 18
Hinh anh 17
Hinh anh  16
Hinh anh 15
Hinh anh 14
Hinh anh 13
Hinh anh 12
Hinh anh 11
Hinh anh 10
Hinh anh 9
Hinh anh 8
Hình ảnh 07
Hình ảnh 06
Hình ảnh 05
Hình ảnh 04
Hình ảnh 03
Hình ảnh 02
Hình ảnh 01